Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
333499

Thanh Hóa: những kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2022

Ngày 24/03/2023 14:56:53

Thanh Hóa: những kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2022

Thanh Hóa: những kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2022

Xác định xây dựng Nông thôn mới là một trong 6 chương trình trọng tâm, Thanh Hóa thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 với tinh thần quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Nhờ đó, 2 năm 2021- 2022 , chương trình xây dựng Nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và khá toàn diện; tạo động lực để các địa phương phấn đấu hoàn thành mục tiêu cả giai đoạn.

Hương Hạnh - Quang Phú

21/03/2023 19:58
Nghe đọc bài
4:27
1x
Current Time0:05
/
6:10
Auto

Thanh Hóa triển khai chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 với nhiều khó khăn, thách thức khi Bộ tiêu chí quy định mới của Chính phủ cao hơn, trong khi nguồn lực các địa phương hạn hẹp…Để tháo gỡ các khó khăn, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện và các cơ chế chính sách nhằm khơi thông nguồn lực cho xây dựng Nông thôn mới. Nhiều địa phương cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách riêng để khuyến khích xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.

Current Time0:10
/
0:31
Auto

Ông Lê Trọng Thụ, Bí thư - Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021- 2022, các cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn Thanh Hoá đã tiếp tục khơi dậy, phát huy vai trò chủ thể của người dân. Trong đó, người dân đã đóng góp tiền của, công sức để xây dựng Nông thôn mới, với tổng kinh phí đóng góp trong 2 năm 2021 - 2022 gần 2.200 tỷ đồng, chiếm 15,69% tổng nguồn lực của chương trình. Đặc biệt, phong trào hiến đất, hiến công trình của gia đình để mở rộng đường giao thông nông thôn và xây dựng các thiết chế văn hóa công cộng đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Trong 2 năm, Nhân dân Thanh Hóa đã hiến hơn 340 nghìn m2 đất để mở rộng đường giao thông nông thôn.

Thanh Hóa: những kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2022 - Ảnh 3.

Bà Lê Thị Sơn, Xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết:"Năm 2029 tôi đã hiến cho xã 35m2 mặt đường chính rồi, xã với thôn vận động tôi lại hiến 35 m2 nữa… Đường rộng bà con đi lại thoải mái, đường đẹp bà con chúng tôi ủng hộ 100%".

Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, các địa phương luôn quan tâm phát triển các mô hình kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Đây được xem là nền tảng cơ bản, xuyên suốt của chương trình Nông thôn mới. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đạt 15.466 ha, chuyển đổi hơn 5.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị cao hơn. Toàn tỉnh đã thu hút được thêm 2 doanh nghiệp thu mua chế biến lúa gạo, 9 doanh nghiệp thu mua chế biến rau quả.

Thanh Hóa: những kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2022 - Ảnh 4.

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 đạt 37,52 triệu đồng một người, tăng 0,62 triệu đồng so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 còn 6,08%, giảm 2,14% so với năm 2021.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết:"Xác định phát triển sản xuất là mục tiêu quan trọng xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao, ngay từ đầu nhiệm kỳ, chúng tôi đã có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, tạo mọi điều kiện khuyến khích tích tụ đất đai".

Trong 2 năm 2021 - 2022, Thanh Hóa đã huy động gần 14 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn. Công tác bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sang – xanh - sạch - đẹp tiếp tục được các ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân ở nhiều địa phương được nâng lên và dần đi vào nề nếp. Đáng chú ý, nhiều địa phương đã gìn giữ, cải tạo, phục dựng không gian làng quê truyền thống với " cây đa, giếng nước", một số địa phương xây dựng cảnh quan nông thôn mới theo hướng hiện đại, "đường có hoa, nhà có số, phố có tên", từ đó tạo nên những làng quê trù phú, tươi đẹp.

Bà Bùi Thị Xuân, Xã Ngọc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ:"Trước đây đường sá đi lại khó khăn, phải cõng cháu đi học. Bây giờ Nông thôn mới có đường rộng, đẹp chúng tôi đi lại thuận tiện, kinh tế bà con phát triển hơn nên vui lắm".

Current Time0:10
/
0:52
Auto

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa

Với những cách làm phù hợp, hiệu quả, trong 2 năm 2021- 2022 và quý 1 năm 2023, Thanh Hóa đã có thêm 4 đơn vị cấp huyện, 35 xã và 148 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới; 53 xã đạt Nông thôn mới nâng cao; 11 xã và 254 thôn, bản đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu; 223 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bình quân chung toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí nông thôn mới/ xã. Nềm tin và sự kỳ vọng đối với sự thành công của Chương trình xây dựng Nông thôn mới sẽ là nền tảng, động lực để Thanh Hóa hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Nguồn: Bản tin Thời sự tối/TTV

Thanh Hóa: những kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2022

Đăng lúc: 24/03/2023 14:56:53 (GMT+7)

Thanh Hóa: những kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2022

Thanh Hóa: những kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2022

Xác định xây dựng Nông thôn mới là một trong 6 chương trình trọng tâm, Thanh Hóa thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 với tinh thần quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Nhờ đó, 2 năm 2021- 2022 , chương trình xây dựng Nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và khá toàn diện; tạo động lực để các địa phương phấn đấu hoàn thành mục tiêu cả giai đoạn.

Hương Hạnh - Quang Phú

21/03/2023 19:58
Nghe đọc bài
4:27
1x
Current Time0:05
/
6:10
Auto

Thanh Hóa triển khai chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 với nhiều khó khăn, thách thức khi Bộ tiêu chí quy định mới của Chính phủ cao hơn, trong khi nguồn lực các địa phương hạn hẹp…Để tháo gỡ các khó khăn, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện và các cơ chế chính sách nhằm khơi thông nguồn lực cho xây dựng Nông thôn mới. Nhiều địa phương cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách riêng để khuyến khích xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.

Current Time0:10
/
0:31
Auto

Ông Lê Trọng Thụ, Bí thư - Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021- 2022, các cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn Thanh Hoá đã tiếp tục khơi dậy, phát huy vai trò chủ thể của người dân. Trong đó, người dân đã đóng góp tiền của, công sức để xây dựng Nông thôn mới, với tổng kinh phí đóng góp trong 2 năm 2021 - 2022 gần 2.200 tỷ đồng, chiếm 15,69% tổng nguồn lực của chương trình. Đặc biệt, phong trào hiến đất, hiến công trình của gia đình để mở rộng đường giao thông nông thôn và xây dựng các thiết chế văn hóa công cộng đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Trong 2 năm, Nhân dân Thanh Hóa đã hiến hơn 340 nghìn m2 đất để mở rộng đường giao thông nông thôn.

Thanh Hóa: những kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2022 - Ảnh 3.

Bà Lê Thị Sơn, Xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết:"Năm 2029 tôi đã hiến cho xã 35m2 mặt đường chính rồi, xã với thôn vận động tôi lại hiến 35 m2 nữa… Đường rộng bà con đi lại thoải mái, đường đẹp bà con chúng tôi ủng hộ 100%".

Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, các địa phương luôn quan tâm phát triển các mô hình kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Đây được xem là nền tảng cơ bản, xuyên suốt của chương trình Nông thôn mới. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đạt 15.466 ha, chuyển đổi hơn 5.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị cao hơn. Toàn tỉnh đã thu hút được thêm 2 doanh nghiệp thu mua chế biến lúa gạo, 9 doanh nghiệp thu mua chế biến rau quả.

Thanh Hóa: những kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2022 - Ảnh 4.

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 đạt 37,52 triệu đồng một người, tăng 0,62 triệu đồng so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 còn 6,08%, giảm 2,14% so với năm 2021.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết:"Xác định phát triển sản xuất là mục tiêu quan trọng xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao, ngay từ đầu nhiệm kỳ, chúng tôi đã có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, tạo mọi điều kiện khuyến khích tích tụ đất đai".

Trong 2 năm 2021 - 2022, Thanh Hóa đã huy động gần 14 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn. Công tác bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sang – xanh - sạch - đẹp tiếp tục được các ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân ở nhiều địa phương được nâng lên và dần đi vào nề nếp. Đáng chú ý, nhiều địa phương đã gìn giữ, cải tạo, phục dựng không gian làng quê truyền thống với " cây đa, giếng nước", một số địa phương xây dựng cảnh quan nông thôn mới theo hướng hiện đại, "đường có hoa, nhà có số, phố có tên", từ đó tạo nên những làng quê trù phú, tươi đẹp.

Bà Bùi Thị Xuân, Xã Ngọc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ:"Trước đây đường sá đi lại khó khăn, phải cõng cháu đi học. Bây giờ Nông thôn mới có đường rộng, đẹp chúng tôi đi lại thuận tiện, kinh tế bà con phát triển hơn nên vui lắm".

Current Time0:10
/
0:52
Auto

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa

Với những cách làm phù hợp, hiệu quả, trong 2 năm 2021- 2022 và quý 1 năm 2023, Thanh Hóa đã có thêm 4 đơn vị cấp huyện, 35 xã và 148 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới; 53 xã đạt Nông thôn mới nâng cao; 11 xã và 254 thôn, bản đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu; 223 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bình quân chung toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí nông thôn mới/ xã. Nềm tin và sự kỳ vọng đối với sự thành công của Chương trình xây dựng Nông thôn mới sẽ là nền tảng, động lực để Thanh Hóa hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Nguồn: Bản tin Thời sự tối/TTV
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC