Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
333499

BÁO CÁO Kết quả công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn xã Thạch Long

Ngày 31/10/2022 16:10:07

BÁO CÁO Kết quả công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn xã Thạch Long

BÁO CÁO

Kết quả công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn xã Thạch Long



Thực hiện công văn số: 34/UBND- TP ngày 25 tháng 02 năm 2022 Của Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành về công tác phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022;

Ủy ban nhân dân xã Thạch Long Báo cáo công tác hòa giải ở cơ sở năm 2022 trên địa bàn xã cụ thể như sau.

I.NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1- Công tác xây dựng ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện.

Để triển khai Luật hòa giải cơ sở và các văn bản chỉ đạo của cấp trên, UBND xã Thạch Long đã ban hành kế hoạch số: 53/KH-UBND ngày 01 tháng 04 năm 2022 về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2022.

Kế hoạch số: 03/KH-UBND, ngày 12/1/2022 về phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022.

Quyết định số: 02/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 về việc kiện toàn Ban hòa giải xã Thạch Long năm 2022 gồm 17 thành viên và UBND xã đã ra Quyết định công nhận06 tổ hòa giải của 06 thôn gồm 47 hòa giải viên.

Hàng năm UBND xã đã chỉ đạo cán bộ, công chức chuyên môn tham mưu kiện toàn các tổ hòa giải và hòa giải viên trên địa bàn xã, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của cấp trên.

2- Kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Trong năm 2022 trên địa bàn xã tiếp nhận không có đơn đề nghị hòa giải.

UBND xã đã xây dựng Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 11/8/2022 về việc tập huấn bồi dưỡng ký năng và kiến thức phấp luật về hòa giải cơ sở năm 2022.

3-Kết quả thực hiện theo Điều 6 của Luật về hỗ trợ kinh phí cho công tấc hòa giải cơ sở: UBND xã đã xây dựng dự toán phân bổ kinh phí ngân sách ngay từ đầu năm 2022.

4-Công tác khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải: Chưa thực hiện.

5-Việc phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của MTTQ theo quy định của Luật và các chương trình phối hợp liên quan.

UBMTTQ Việt Nam xã và các tổ chức thành viên đã phát huy vai trò phối hợp với UBND xã về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên và nhân dân trên địa bàn xã, Trực tiếp hiệp thương giới thiệu người tham gia tổ hòa giải, tổ chức hội nghị nhân dân để lựa chọn bầu hòa giải viên, kịp thời tổ chức giới thiệu bầu bổ sung khi có sự thay đổi về hòa giải viên, phối hợp hướng dẫn hòa giải các vụ việc phức tạp, trực tiếp làm hòa giải viên đối với một số vụ việc mà các bên tranh chấp là đoàn viên, hội viện do mình phụ trách.

6-Đánh giá chung về thuận lợi khó khắn.

a-Thuận lợi.

Được sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức thành viên nên công tác phối hợp triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở đạt kết quả cao, không những củng cố được mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, củng cố khối đoàn kết cộng đồng mà còn hạn chế đáng kể tình trạng đơn thư vượt cấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn xã, việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư bằng đàm phán, thương lượng, hòa giải là nét văn hóa truyền thống lâu đời của nhân dân, Luật hòa giải đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

b-Khó khăn:

Do trình độ chuyên môn và năng lực của hòa giải viên, am hiểu pháp luật còn hạn chế, không có kinh phí hoạt động, làm việc chủ yếu là lòng nhiệt tình, cống hiến, do đó phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Hiệu quả của việc triển khai Luật trong đời sống kinh tế – xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh.

Hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân bằng đàm phán, thương lượng có tác động rất lớn đến kinh tế – xã hội, QPAN góp phần vào truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nhận thức pháp luật của nhân dân nên vi phạm ít hơn, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã ổn định hơn, làm cho nhân dân yên tâm lao động sản xuất đạt hiệu quả hơn, các tranh chấp mâu thuẫn được phát hiện và giải quyết kịp thời góp phần phòng ngừa tội phạm, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo.

II-TỒN TẠI HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

1-Tồn tại, hạn chế.

Hòa giải là sự thỏa thuận, tự nguyện của các bên không mang tính bắt buộc nên nhiều khi hoạt động của tổ hòa giải phụ thuộc vào tính tự nguyện, hợp tác của các bên nên dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Công tác tuyên truyền phổ biến Luật đến người dân chưa thường xuyên, vẫn còn một số bộ phận nhân dân chưa hiểu hết mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hòa giải, Hoạt động của các tổ hòa giải trên địa bàn xã chưa đồng đều, áp dụng Luật vào thực tiến còn hạn chế.

2 -Nguyên nhân:

Đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở còn yếu về kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải, sự phối hợp giữa các ban nghành đoàn thể trong công tác hòa giải có lúc có nơi thiếu chặt chẽ, chưa huy động được sự đông đảo các tổ chức thành viên tham gia.

Việc vân động, khuyến khích thu hút được hội viên tham gia tích cực vào hoạt động hòa giải còn hạn chế.

3-Bài học kinh nghiệm.

Từ hoạt động thực tiễn cho thấy công tác hòa giải ở cơ sở còn gặp nhiều khó khăn cả về khách quan và chủ quan, ngoài tinh thần trách nhiệm lòng nhiệt tình thì các hòa giải viện còn phải có trình độ về chuyên môn và uy tín. Các tổ hòa giải ở cơ sở phải biết phát huy sức mạnh của nhân dân, lắng nghe nhân dân, tham khảo các quy định của pháp luật thì hoạt động hòa giải ở cơ sở mới phát huy hiệu quả.

Trên đây là báo cáo công tác hòa giải ở cơ sở năm 2022 của UBND xã Thạch Long, kính gửi Phòng tư pháp huyện Thạch Thành.
Người soan tin: Nguyễn Thị Cảnh Công chức Tư pháp- Hộ tịch

BÁO CÁO Kết quả công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn xã Thạch Long

Đăng lúc: 31/10/2022 16:10:07 (GMT+7)

BÁO CÁO Kết quả công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn xã Thạch Long

BÁO CÁO

Kết quả công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn xã Thạch Long



Thực hiện công văn số: 34/UBND- TP ngày 25 tháng 02 năm 2022 Của Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành về công tác phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022;

Ủy ban nhân dân xã Thạch Long Báo cáo công tác hòa giải ở cơ sở năm 2022 trên địa bàn xã cụ thể như sau.

I.NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1- Công tác xây dựng ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện.

Để triển khai Luật hòa giải cơ sở và các văn bản chỉ đạo của cấp trên, UBND xã Thạch Long đã ban hành kế hoạch số: 53/KH-UBND ngày 01 tháng 04 năm 2022 về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2022.

Kế hoạch số: 03/KH-UBND, ngày 12/1/2022 về phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022.

Quyết định số: 02/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 về việc kiện toàn Ban hòa giải xã Thạch Long năm 2022 gồm 17 thành viên và UBND xã đã ra Quyết định công nhận06 tổ hòa giải của 06 thôn gồm 47 hòa giải viên.

Hàng năm UBND xã đã chỉ đạo cán bộ, công chức chuyên môn tham mưu kiện toàn các tổ hòa giải và hòa giải viên trên địa bàn xã, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của cấp trên.

2- Kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Trong năm 2022 trên địa bàn xã tiếp nhận không có đơn đề nghị hòa giải.

UBND xã đã xây dựng Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 11/8/2022 về việc tập huấn bồi dưỡng ký năng và kiến thức phấp luật về hòa giải cơ sở năm 2022.

3-Kết quả thực hiện theo Điều 6 của Luật về hỗ trợ kinh phí cho công tấc hòa giải cơ sở: UBND xã đã xây dựng dự toán phân bổ kinh phí ngân sách ngay từ đầu năm 2022.

4-Công tác khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải: Chưa thực hiện.

5-Việc phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của MTTQ theo quy định của Luật và các chương trình phối hợp liên quan.

UBMTTQ Việt Nam xã và các tổ chức thành viên đã phát huy vai trò phối hợp với UBND xã về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên và nhân dân trên địa bàn xã, Trực tiếp hiệp thương giới thiệu người tham gia tổ hòa giải, tổ chức hội nghị nhân dân để lựa chọn bầu hòa giải viên, kịp thời tổ chức giới thiệu bầu bổ sung khi có sự thay đổi về hòa giải viên, phối hợp hướng dẫn hòa giải các vụ việc phức tạp, trực tiếp làm hòa giải viên đối với một số vụ việc mà các bên tranh chấp là đoàn viên, hội viện do mình phụ trách.

6-Đánh giá chung về thuận lợi khó khắn.

a-Thuận lợi.

Được sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức thành viên nên công tác phối hợp triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở đạt kết quả cao, không những củng cố được mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, củng cố khối đoàn kết cộng đồng mà còn hạn chế đáng kể tình trạng đơn thư vượt cấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn xã, việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư bằng đàm phán, thương lượng, hòa giải là nét văn hóa truyền thống lâu đời của nhân dân, Luật hòa giải đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

b-Khó khăn:

Do trình độ chuyên môn và năng lực của hòa giải viên, am hiểu pháp luật còn hạn chế, không có kinh phí hoạt động, làm việc chủ yếu là lòng nhiệt tình, cống hiến, do đó phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Hiệu quả của việc triển khai Luật trong đời sống kinh tế – xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh.

Hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân bằng đàm phán, thương lượng có tác động rất lớn đến kinh tế – xã hội, QPAN góp phần vào truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nhận thức pháp luật của nhân dân nên vi phạm ít hơn, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã ổn định hơn, làm cho nhân dân yên tâm lao động sản xuất đạt hiệu quả hơn, các tranh chấp mâu thuẫn được phát hiện và giải quyết kịp thời góp phần phòng ngừa tội phạm, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo.

II-TỒN TẠI HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

1-Tồn tại, hạn chế.

Hòa giải là sự thỏa thuận, tự nguyện của các bên không mang tính bắt buộc nên nhiều khi hoạt động của tổ hòa giải phụ thuộc vào tính tự nguyện, hợp tác của các bên nên dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Công tác tuyên truyền phổ biến Luật đến người dân chưa thường xuyên, vẫn còn một số bộ phận nhân dân chưa hiểu hết mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hòa giải, Hoạt động của các tổ hòa giải trên địa bàn xã chưa đồng đều, áp dụng Luật vào thực tiến còn hạn chế.

2 -Nguyên nhân:

Đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở còn yếu về kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải, sự phối hợp giữa các ban nghành đoàn thể trong công tác hòa giải có lúc có nơi thiếu chặt chẽ, chưa huy động được sự đông đảo các tổ chức thành viên tham gia.

Việc vân động, khuyến khích thu hút được hội viên tham gia tích cực vào hoạt động hòa giải còn hạn chế.

3-Bài học kinh nghiệm.

Từ hoạt động thực tiễn cho thấy công tác hòa giải ở cơ sở còn gặp nhiều khó khăn cả về khách quan và chủ quan, ngoài tinh thần trách nhiệm lòng nhiệt tình thì các hòa giải viện còn phải có trình độ về chuyên môn và uy tín. Các tổ hòa giải ở cơ sở phải biết phát huy sức mạnh của nhân dân, lắng nghe nhân dân, tham khảo các quy định của pháp luật thì hoạt động hòa giải ở cơ sở mới phát huy hiệu quả.

Trên đây là báo cáo công tác hòa giải ở cơ sở năm 2022 của UBND xã Thạch Long, kính gửi Phòng tư pháp huyện Thạch Thành.
Người soan tin: Nguyễn Thị Cảnh Công chức Tư pháp- Hộ tịch

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC