Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
333499

Nâng cao khả năng tự rèn luyện của cán bộ, công chức trong hoạt động thực tiễn

Ngày 18/07/2022 17:20:55

Nâng cao khả năng tự rèn luyện của cán bộ, công chức trong hoạt động thực tiễn

Nâng cao khả năng tự rèn luyện của cán bộ, công chức trong hoạt động thực tiễn

Trong tất cả các lĩnh vực công việc, con người luôn giữ vai trò quyết định sự thành bại, tồn tại và phát triển, là chủ thể quyết định hiệu năng của cơ sở vật chất kỹ thuật và hiệu quả, tiến trình của mọi công việc. V.I. Lênin đã chỉ rõ: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu không đào tạo trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào"(1). Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém"(2). Vì vậy, việc nâng cao khả năng tự rèn luyện của cán bộ, công chức (CBCC) trong hoạt động thực tiễn luôn là vấn đề cấp bách cả trước mắt và lâu dài.

https://moha.gov.vn/DATA/IMAGES/2015/10/3(1)(1).jpg

Tự rèn luyện là một dạng hoạt động thực tiễn mang tính độc lập, tự chủ và có tính tự giác cao. Đối với CBCC, tự rèn luyện được xác định như sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giúp họ không ngừng nâng cao bản lĩnh, thể lực, khơi dậy tiềm năng trí tuệ và sự sáng tạo đáp ứng yêu cầu hoạt động trong các lĩnh vực. Hơn nữa, CBCC muốn trở thành người lãnh đạo, chỉ huy, quản lý giỏi, có khả năng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng thì không thể thiếu vai trò nỗ lực, tích cực trong tự rèn luyện. Thông qua tự rèn luyện sẽ tạo ra được "cầu nối" giúp cho sự chuyển hoá giữa hệ thống tri thức khoa học đã được tích lũy trong học tập và công tác với thực tiễn cuộc sống, đồng thời làm cho hệ thống tri thức khoa học không ngừng được củng cố, bổ sung và phát triển.

Tự rèn luyện của CBCC vừa khẳng định tính tự giác và sức mạnh nội sinh, vừa là yêu cầu đòi hỏi sức phấn đấu để có thể thích ứng được với cương vị, chức trách, nhiệm vụ được phân công. V.I. Lênin đã viết: "không tự mình bỏ ra một công phu nào đó thì không thể tìm ra chân lý trong bất cứ một vấn đề hệ trọng nào cả; và hễ ai sợ tốn công sức thì không sao tìm ra chân lý được"(3). Song, việc nâng cao khả năng tự rèn luyện của CBCC trong hoạt động thực tiễn phải thông qua nhiều lực lượng, đồng thời phải giải quyết mối liên hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Dưới đây là một số nội dung cơ bản nhằm nâng cao khả năng tự rèn luyện của CBCC trong hoạt động thực tiễn.

Một là, thường xuyên giáo dục động cơ, thái độ trách nhiệm và phương pháp trong tự rèn luyện của CBCC.

CBCC là những người tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời là cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Bởi vì, "cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thời đem tình hình của dân chúng mà báo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng"(4). Trước những tác động của tình hình kinh tế - xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường; những hạn chế về trải nghiệm, ý chí và lập trường cách mạng, việc giáo dục động cơ và trách nhiệm trong tự rèn luyện cho đội ngũ CBCC có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực hiện tốt vấn đề này giúp cho cán bộ hiểu được ý nghĩa, vai trò, tác dụng của tự rèn luyện, định hướng đúng đắn cho tư tưởng và hành động, góp phần trực tiếp nâng cao khả năng và sự bền bỉ về trí tuệ cũng như thể lực trong hoạt động thực tiễn của mỗi người.

Giáo dục động cơ, trách nhiệm trong tự rèn luyện cho CBCC là nhiệm vụ của các cấp uỷ đảng, người đứng đầu và hệ thống tổ chức trong các cơ quan, đơn vị. Cơ chế, chính sách sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, đãi ngộ về lợi ích vật chất và tinh thần có ý nghĩa to lớn trong xây dựng động cơ, trách nhiệm về tự rèn luyện của CBCC. Những tấm gương điển hình trong tự rèn luyện là bài học thực tiễn sinh động giúp CBCC học tập kinh nghiệm hay và bổ ích. Tự rèn luyện của CBCC là một nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi cao về tri thức, ý chí và nghị lực..., do vậy, cũng đòi hỏi cao về mặt phương pháp. Vì thế, lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần tăng cường giúp đỡ thường xuyên đối với CBCC về phương pháp, kinh nghiệm rèn luyện trên các mặt. Đồng thời, CBCC cần nâng cao khả năng vận dụng tri thức trong thực tiễn các hoạt động, trong quá trình tự phát triển hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của mình. Mỗi cá nhân phải xác định tốt thái độ, trách nhiệm và đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của mình, kiên trì rèn luyện với tinh thần "khổ luyện thành tài", vượt lên trên hoàn cảnh, tìm ra các biện pháp rèn luyện phù hợp để không ngừng phát triển.

Hai là, phát huy nỗ lực, tự rèn luyện thông qua thực tiễn hoạt động, công tác của CBCC.

Tổ chức khoa học thực tiễn các hoạt động, công tác sẽ tạo ra môi trường có ý nghĩa quan trọng cho tự rèn luyện của CBCC. Việc phát huy tinh thần trách nhiệm của CBCC qua các nhiệm vụ cụ thể, các tình huống đặt ra với yêu cầu cao sẽ tạo điều kiện tốt cho họ tự nâng mình lên. Xây dựng khoa học những nội dung, hoàn cảnh giả định sát với yêu cầu, điều kiện hoạt động, công tác và duy trì tốt công tác thực hành, ôn luyện các nội dung sẽ phát huy tốt khả năng tự rèn luyện, phục vụ sát thực cho thực tiễn hoạt động, công tác. Tiến hành nhiều nội dung hoạt động thực tiễn phong phú, thường xuyên như: các bài tập thực hành, luyện tập kỹ năng xử trí các tình huống, hội thi, hội thao.v.v... với nhiều hình thức, quy mô khác nhau sẽ góp phần đắc lực cho công tác rèn luyện và tự rèn luyện.

Ba là, thực hiện đồng bộ, chuyên sâu với nhiều phương pháp, trong đó chú trọng phương pháp tự phê bình và phê bình trong tự rèn luyện của CBCC.

Tự rèn luyện của CBCC phải được quán triệt và thực hiện trên tất cả các mặt, trong đó rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng là vấn đề có ý nghĩa hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"(5). Theo Người, đạo đức cách mạng phải được rèn luyện trên năm điều "nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm"(6). Đồng thời, phải đầu tư thích đáng nội dung tự rèn về chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC; qua đó, tri thức chuyên môn, nghiệp vụ được củng cố, phát triển và chuyển hoá thành hành động thực tiễn. Bên cạnh đó, CBCC còn phải tự rèn luyện về thể lực và tâm lý để bảo đảm có sức khoẻ dẻo dai, vững vàng về tinh thần, ý chí, sức chịu đựng, độ bền vững của tư duy trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp. Ngoài ra, họ cần rèn luyện tốt về lối sống, tác phong kỷ luật và giải quyết tốt các mối quan hệ.

Lãnh đạo, người đứng đầu và các tổ chức trong cơ quan, đơn vị cần giúp đỡ CBCC hình thành những phương pháp tự rèn luyện phong phú, phù hợp. Trong hệ thống các phương pháp tự rèn luyện, cần chú trọng phương pháp tự phê bình và phê bình. Với phương pháp này, những mặt mạnh, mặt yếu sớm bộc lộ, thuận lợi trong nhận thức, tiếp thu để có hướng sửa chữa kịp thời. Tự rèn luyện qua tự phê bình và phê bình là điều kiện cơ bản để hình hành và giữ vững đạo đức cách mạng: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"(7). Các khuyết điểm sai lầm trên các mặt hoạt động cần phải được nhận thức đúng đắn và có hướng sửa chữa qua tự phê bình và phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "cần phải thật thà tự xét và xét đồng chí mình, ai có khuyết điểm nào, thì phải thật thà cố gắng tự sửa chữa và giúp sửa chữa lẫn nhau. Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình"(8).

Bốn là, tăng cường lãnh đạo, quản lý đối với tự rèn luyện trong các hoạt động, công tác của CBCC.

Lãnh đạo, người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị cần có kế hoạch và định hướng đúng đắn về nội dung, hình thức, phương pháp cho công tác tự rèn luyện; sâu sát, tỷ mỷ trong việc theo dõi nắm bắt, nhắc nhở đối với việc tự rèn luyện của CBCC. Đánh giá chuẩn xác tinh thần, thái độ, trách nhiệm cũng như chất lượng rèn luyện, biểu dương, khen thưởng, tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời là động lực nâng cao chất lượng tự rèn luyện của CBCC. Cần thường xuyên phát động phong trào tự rèn luyện sâu, rộng trong cơ quan, đơn vị, giúp đỡ CBCC trong tự rèn luyện, hướng dư luận tích cực ủng hộ, cổ vũ phong trào tự rèn luyện; đồng thời, đấu tranh, phê phán những thái độ, hành vi thiếu tích cực trong rèn luyện ở cơ quan, đơn vị.

Cán bộ cấp trên phải là tấm gương mẫu mực cho cấp dưới noi theo về công tác rèn luyện và tự rèn luyện, bởi mọi hành vi đều ảnh hưởng trực tiếp tới cán bộ, nhân viên ở cơ quan, đơn vị mình; do vậy, họ phải là tấm gương tiêu biểu trong tự rèn luyện để khích lệ tinh thần, xây dựng phong trào rèn luyện ở cơ quan, đơn vị.

Năm là, bảo đảm đầy đủ, kịp thời cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị cho tự rèn luyện của CBCC.

Hoạt động thực tiễn của CBCC là hoạt động vật chất, tác động vào thực tiễn đời sống xã hội một cách trực tiếp bằng những công cụ, những phương tiện, thiết bị nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trên thực tế ở cương vị, chức trách được giao.

Cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị là thành phần không thể thiếu trong tự rèn luyện của CBCC hiện nay. Do đó, các cơ quan, đơn vị cần phát huy cao nhất khả năng hiện có về phương tiện, thiết bị phục vụ cho tự rèn luyện. Ngoài ra, cần từng bước đầu tư các trang, thiết bị hiện đại cho tự rèn luyện của CBCC sát với sự phát triển của thực tiễn đời sống xã hội và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng hiện nay.

Trần Đình Giao sưu tầm bài viết của : Đỗ Văn Lừng - Khoa Lý luận Mác - Lênin, Trường đại học Trần Quốc Tuấn

-------------------

Nâng cao khả năng tự rèn luyện của cán bộ, công chức trong hoạt động thực tiễn

Đăng lúc: 18/07/2022 17:20:55 (GMT+7)

Nâng cao khả năng tự rèn luyện của cán bộ, công chức trong hoạt động thực tiễn

Nâng cao khả năng tự rèn luyện của cán bộ, công chức trong hoạt động thực tiễn

Trong tất cả các lĩnh vực công việc, con người luôn giữ vai trò quyết định sự thành bại, tồn tại và phát triển, là chủ thể quyết định hiệu năng của cơ sở vật chất kỹ thuật và hiệu quả, tiến trình của mọi công việc. V.I. Lênin đã chỉ rõ: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu không đào tạo trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào"(1). Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém"(2). Vì vậy, việc nâng cao khả năng tự rèn luyện của cán bộ, công chức (CBCC) trong hoạt động thực tiễn luôn là vấn đề cấp bách cả trước mắt và lâu dài.

https://moha.gov.vn/DATA/IMAGES/2015/10/3(1)(1).jpg

Tự rèn luyện là một dạng hoạt động thực tiễn mang tính độc lập, tự chủ và có tính tự giác cao. Đối với CBCC, tự rèn luyện được xác định như sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giúp họ không ngừng nâng cao bản lĩnh, thể lực, khơi dậy tiềm năng trí tuệ và sự sáng tạo đáp ứng yêu cầu hoạt động trong các lĩnh vực. Hơn nữa, CBCC muốn trở thành người lãnh đạo, chỉ huy, quản lý giỏi, có khả năng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng thì không thể thiếu vai trò nỗ lực, tích cực trong tự rèn luyện. Thông qua tự rèn luyện sẽ tạo ra được "cầu nối" giúp cho sự chuyển hoá giữa hệ thống tri thức khoa học đã được tích lũy trong học tập và công tác với thực tiễn cuộc sống, đồng thời làm cho hệ thống tri thức khoa học không ngừng được củng cố, bổ sung và phát triển.

Tự rèn luyện của CBCC vừa khẳng định tính tự giác và sức mạnh nội sinh, vừa là yêu cầu đòi hỏi sức phấn đấu để có thể thích ứng được với cương vị, chức trách, nhiệm vụ được phân công. V.I. Lênin đã viết: "không tự mình bỏ ra một công phu nào đó thì không thể tìm ra chân lý trong bất cứ một vấn đề hệ trọng nào cả; và hễ ai sợ tốn công sức thì không sao tìm ra chân lý được"(3). Song, việc nâng cao khả năng tự rèn luyện của CBCC trong hoạt động thực tiễn phải thông qua nhiều lực lượng, đồng thời phải giải quyết mối liên hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Dưới đây là một số nội dung cơ bản nhằm nâng cao khả năng tự rèn luyện của CBCC trong hoạt động thực tiễn.

Một là, thường xuyên giáo dục động cơ, thái độ trách nhiệm và phương pháp trong tự rèn luyện của CBCC.

CBCC là những người tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời là cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Bởi vì, "cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thời đem tình hình của dân chúng mà báo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng"(4). Trước những tác động của tình hình kinh tế - xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường; những hạn chế về trải nghiệm, ý chí và lập trường cách mạng, việc giáo dục động cơ và trách nhiệm trong tự rèn luyện cho đội ngũ CBCC có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực hiện tốt vấn đề này giúp cho cán bộ hiểu được ý nghĩa, vai trò, tác dụng của tự rèn luyện, định hướng đúng đắn cho tư tưởng và hành động, góp phần trực tiếp nâng cao khả năng và sự bền bỉ về trí tuệ cũng như thể lực trong hoạt động thực tiễn của mỗi người.

Giáo dục động cơ, trách nhiệm trong tự rèn luyện cho CBCC là nhiệm vụ của các cấp uỷ đảng, người đứng đầu và hệ thống tổ chức trong các cơ quan, đơn vị. Cơ chế, chính sách sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, đãi ngộ về lợi ích vật chất và tinh thần có ý nghĩa to lớn trong xây dựng động cơ, trách nhiệm về tự rèn luyện của CBCC. Những tấm gương điển hình trong tự rèn luyện là bài học thực tiễn sinh động giúp CBCC học tập kinh nghiệm hay và bổ ích. Tự rèn luyện của CBCC là một nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi cao về tri thức, ý chí và nghị lực..., do vậy, cũng đòi hỏi cao về mặt phương pháp. Vì thế, lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần tăng cường giúp đỡ thường xuyên đối với CBCC về phương pháp, kinh nghiệm rèn luyện trên các mặt. Đồng thời, CBCC cần nâng cao khả năng vận dụng tri thức trong thực tiễn các hoạt động, trong quá trình tự phát triển hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của mình. Mỗi cá nhân phải xác định tốt thái độ, trách nhiệm và đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của mình, kiên trì rèn luyện với tinh thần "khổ luyện thành tài", vượt lên trên hoàn cảnh, tìm ra các biện pháp rèn luyện phù hợp để không ngừng phát triển.

Hai là, phát huy nỗ lực, tự rèn luyện thông qua thực tiễn hoạt động, công tác của CBCC.

Tổ chức khoa học thực tiễn các hoạt động, công tác sẽ tạo ra môi trường có ý nghĩa quan trọng cho tự rèn luyện của CBCC. Việc phát huy tinh thần trách nhiệm của CBCC qua các nhiệm vụ cụ thể, các tình huống đặt ra với yêu cầu cao sẽ tạo điều kiện tốt cho họ tự nâng mình lên. Xây dựng khoa học những nội dung, hoàn cảnh giả định sát với yêu cầu, điều kiện hoạt động, công tác và duy trì tốt công tác thực hành, ôn luyện các nội dung sẽ phát huy tốt khả năng tự rèn luyện, phục vụ sát thực cho thực tiễn hoạt động, công tác. Tiến hành nhiều nội dung hoạt động thực tiễn phong phú, thường xuyên như: các bài tập thực hành, luyện tập kỹ năng xử trí các tình huống, hội thi, hội thao.v.v... với nhiều hình thức, quy mô khác nhau sẽ góp phần đắc lực cho công tác rèn luyện và tự rèn luyện.

Ba là, thực hiện đồng bộ, chuyên sâu với nhiều phương pháp, trong đó chú trọng phương pháp tự phê bình và phê bình trong tự rèn luyện của CBCC.

Tự rèn luyện của CBCC phải được quán triệt và thực hiện trên tất cả các mặt, trong đó rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng là vấn đề có ý nghĩa hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"(5). Theo Người, đạo đức cách mạng phải được rèn luyện trên năm điều "nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm"(6). Đồng thời, phải đầu tư thích đáng nội dung tự rèn về chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC; qua đó, tri thức chuyên môn, nghiệp vụ được củng cố, phát triển và chuyển hoá thành hành động thực tiễn. Bên cạnh đó, CBCC còn phải tự rèn luyện về thể lực và tâm lý để bảo đảm có sức khoẻ dẻo dai, vững vàng về tinh thần, ý chí, sức chịu đựng, độ bền vững của tư duy trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp. Ngoài ra, họ cần rèn luyện tốt về lối sống, tác phong kỷ luật và giải quyết tốt các mối quan hệ.

Lãnh đạo, người đứng đầu và các tổ chức trong cơ quan, đơn vị cần giúp đỡ CBCC hình thành những phương pháp tự rèn luyện phong phú, phù hợp. Trong hệ thống các phương pháp tự rèn luyện, cần chú trọng phương pháp tự phê bình và phê bình. Với phương pháp này, những mặt mạnh, mặt yếu sớm bộc lộ, thuận lợi trong nhận thức, tiếp thu để có hướng sửa chữa kịp thời. Tự rèn luyện qua tự phê bình và phê bình là điều kiện cơ bản để hình hành và giữ vững đạo đức cách mạng: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"(7). Các khuyết điểm sai lầm trên các mặt hoạt động cần phải được nhận thức đúng đắn và có hướng sửa chữa qua tự phê bình và phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "cần phải thật thà tự xét và xét đồng chí mình, ai có khuyết điểm nào, thì phải thật thà cố gắng tự sửa chữa và giúp sửa chữa lẫn nhau. Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình"(8).

Bốn là, tăng cường lãnh đạo, quản lý đối với tự rèn luyện trong các hoạt động, công tác của CBCC.

Lãnh đạo, người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị cần có kế hoạch và định hướng đúng đắn về nội dung, hình thức, phương pháp cho công tác tự rèn luyện; sâu sát, tỷ mỷ trong việc theo dõi nắm bắt, nhắc nhở đối với việc tự rèn luyện của CBCC. Đánh giá chuẩn xác tinh thần, thái độ, trách nhiệm cũng như chất lượng rèn luyện, biểu dương, khen thưởng, tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời là động lực nâng cao chất lượng tự rèn luyện của CBCC. Cần thường xuyên phát động phong trào tự rèn luyện sâu, rộng trong cơ quan, đơn vị, giúp đỡ CBCC trong tự rèn luyện, hướng dư luận tích cực ủng hộ, cổ vũ phong trào tự rèn luyện; đồng thời, đấu tranh, phê phán những thái độ, hành vi thiếu tích cực trong rèn luyện ở cơ quan, đơn vị.

Cán bộ cấp trên phải là tấm gương mẫu mực cho cấp dưới noi theo về công tác rèn luyện và tự rèn luyện, bởi mọi hành vi đều ảnh hưởng trực tiếp tới cán bộ, nhân viên ở cơ quan, đơn vị mình; do vậy, họ phải là tấm gương tiêu biểu trong tự rèn luyện để khích lệ tinh thần, xây dựng phong trào rèn luyện ở cơ quan, đơn vị.

Năm là, bảo đảm đầy đủ, kịp thời cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị cho tự rèn luyện của CBCC.

Hoạt động thực tiễn của CBCC là hoạt động vật chất, tác động vào thực tiễn đời sống xã hội một cách trực tiếp bằng những công cụ, những phương tiện, thiết bị nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trên thực tế ở cương vị, chức trách được giao.

Cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị là thành phần không thể thiếu trong tự rèn luyện của CBCC hiện nay. Do đó, các cơ quan, đơn vị cần phát huy cao nhất khả năng hiện có về phương tiện, thiết bị phục vụ cho tự rèn luyện. Ngoài ra, cần từng bước đầu tư các trang, thiết bị hiện đại cho tự rèn luyện của CBCC sát với sự phát triển của thực tiễn đời sống xã hội và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng hiện nay.

Trần Đình Giao sưu tầm bài viết của : Đỗ Văn Lừng - Khoa Lý luận Mác - Lênin, Trường đại học Trần Quốc Tuấn

-------------------

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC