Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
333499
 . Quá trình hình thành cộng đồng dân dân  làng xã.

Từ cuối thế kỷ thứ XII đến cuối thế kỷ thứ XIV, phần đất phía Tây  Thạch Thành ngày nay là Huyện Tế giang. Phần đất phía Đông của huyện Thạch Thành ngày nay là huyện Yên Lạc. Đến thời Hậu Lê ( 1418 – 1527 ) , Vùng đất Thạch Thành nay có tên là huyện Quảng Bằng, là một trong 8 huyện thuộc phủ Thiệu Thiên. Huyện Quảng Bằng có 5 Tổng, 23 sách, thôn trang. Tổng Quảng Địa có 4 sách, tổng Án Đổ có 5 sách, tổng Phú ổ có 4 sách ( Duyên Linh, Dương  Dao, Phú ổ, An Liêm), tổng Cổ Biện có 4 sách (  Cổ Biện, Cẩm Bào, Xuân Áng và Đồng trạch ) và tổng Trường cát có 6 sách.

Đến thời Gia Long, huyện Quảng Bằng đổi thành Quảng Bình.

Thời Minh Mệnh đổi huyện Quàng Bình thành Quảng Địa, sau lại đổi thành Quảnh Tế. Đến thời Minh Mệnh thứ 17 ( năm 1836 ) nhà Nguyễn cắt các huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Quảng Địa, Thạch Thành thành lập Phủ Quảng Hóa.

 Sang thời Tự Đức ( 1848 – 1883 ),  Quảng Tế và Thạch Thành hợp nhất thành huyện Thạch Thành thuộc phủ Quảnh Hóa. Huyện Thạch Thành có 11 tổng trong đó 7 tổng giữ tên, 4 tổng thay tên. Những tổng thay đổi tên là: Quảng Địa thành Quảng Tế, Bình Bút thành Đa Bút, Cổ Biện thành Cổ Tế, Kim Động thành Ngọc Động. Các sách, trang đổi tên thành làng gồm có: Cổ Biện thành Cổ Tế, trang Bến Vàng thành Mỹ Tân, An Định thành Đại Định,… [ Lịch sử Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thành ( 1945-2010), Nxb Chính trị- Hành chính, Hà Nội-2010, tr 44, 45,46.]

Theo sách Đồng Khánh dư địa chí thì từ năm1885 đến năm 1888, tổng Cổ Biện thuộc huyện Thạch Thành, có 5 xã: xã Cổ Biện, xã An Mỗ, xã Cẩm Bào, xã An Liêm, xã Xuân Áng.[ Lịch sử xã Vĩnh Long. Nxb Thanh Hóa. Năm 2014.tr 38].Đến năm1888, huyện Quảng Tế nhập với huyện Thạch Thành và lấy tên là Thạch Thành thì làng An Mỗ  thuộc tổng Cổ Tế huyện Thạch Thành.

Như vậy, từ năm 1983, tổng Cổ Biện đã không còn có tên Đồng Trạch vậy khi chuyển thành tổng Cổ Tế đương nhiên không có làng Đồng Trạch trong tổng Cổ Tế.

Đến tháng 8 năm 1945, huyện Thạch Thành có 11 tổng. Trong đó tổng Cổ Tế gồm có 5 thôn,làng: Cổ Tế, Xuân Áng, Cẩm Bào, Yên Phong và Cự Lý.

Từ khi tổng Cổ Biện đổi tên thành tổng Cổ Tế thì đã dùng thôn, làng thay cho xã, dưới thôn là xóm.

Thôn An Mỗ ( Yên Mỗ )

Thôn Yên Mỗ Có thời gọi là Phú Yên, có thời gọi là Long Yên, có thời gọi là Yên Phong. Thôn Yên Phong, Phía Bắc giáp xã Cẩm Long huyện Cẩm Thủy, phía Tây Bắc giáp thôn Quan Nhân xã Vĩnh Quang, phía Tây giáp thôn Mỹ Xuyên xã Vĩnh Yên, phía Nam giáp thôn Cẩm Bào, phía Đông giáp Đồi Thợi và Đồi Mỏ.

 Một phần phía Bắc của thônYên Phong, năm 1972 sát nhập với làng Cẩm Xuân, Cẩm Thủy mới có tên là làng Tân Lập. Phía Bắc giáp xã Cẩm Long huyện Cẩm Thủy, phia đông giáp Đồi Thợi, phia tây giáp làng Quan Nhân xã Vĩnh Quang, phía Nam giáp thôn Yên Phong. Làng Tân Lập có 2 dân tộc Kinh và mường cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 73% dân số.[ Lịch sử xã Vĩnh Long. Nxb Thanh Hóa. Năm 2014.tr 52].

 Phần phía Nam của làng còn lại vẫn là Yên Phong. Năm 1977, có 78 hộ dân Vĩnh thành đến định cư tại thôn Yên Phong lấy tên chung là Thành Phong. Thôn Thành Phong, phía Bắc giáp thôn Tân Lập, Phía Tây giáp thôn Mỹ Xuyên, phía Nam giáp thôn Cẩm Bào, phía Đông giáp Đồi Mỏ.

Đầu năm 1996, xã Vĩnh Long chuyển 17 hộ của làng Xuân Áng lên Đồi Thợi lập làng mới lấy tên làng Đồi Thợi.

Tháng 1 năm 1986, UBND xã Vĩnh Long chuyển một số hộ của làng Đông Môn và làng Xuân Áng lên khai hoang định cư ở Đồi Mỏ, thành lập làng Đồi Mỏ.

Làng Xuân Áng còn có các tên: làng Áng,  Sách Xuân Áng, xã Xuân Áng, thôn Xuân Áng. Phía Đông giáp Đại la thành Nhà Hồ ( thành ngoại ), phía Tây giáp làng Cẩm Bào, phía Nam Giáp Làng Đông Môn, phía Bắc giáp làng Đồi Mỏ.

Làng Cẩm Bào còn có các tên: làng Cẩm Lý, làng Cẩm Thị,  sách Cẩm Bào, xã Cẩm Bào, thôn Cẩm  Bào. Phía Bắc giáp làng Thành Phong ( Yên Phong xưa ), phía Đông giáp làng Xuân Áng, phía Nam giáp làng Đông Môn và thành Nhà Hồ ( thành nội ), phía Tây giáp quốc lộ 217, xã Vĩnh Tiến.[ Lịch sử xã Vĩnh Long. Nxb Thanh Hóa. Năm 2014.tr 38, 49, 51, 54,55].

Trước tháng 8 năm 1945, Xuân Áng, Cẩm Bào và Yên Phong thuộc tồng Cổ Tế huyện Thạch Thành. Sau tháng 8 năm 1945 các đơn vị này sinh hoạt hành chính với các xã Đồng Tâm huyện Thạch Thành. Năm 1947, hợp nhất 2 xã ĐồngTâmVới xã Kiến Hưng huyện Thạch Thành lấy tên là xã Kiến Hưng.  Năm 1953, xã Kiến Hưng, huyện Thạch Thành chuyển cho huyện Vĩnh Lộc 3 thôn: Thôn Xuân Áng, thôn Cẩm Bào và thôn Yên Phong để thành lập xã Vĩnh Long.

Làng Cự Lý chủ yếu là dân tộc Mường sinh sống với 100% người Mường theo đạo công giáo. Cách đây khoảng 400 năm ( 1619 ), họ Lý từ Hòa Bình vào gồm ba anh em Lý Nguyên, Lý Hắc và Lý Hào sinh cơ lập nghệp tại khu vực Cự Lý ngày nay. Sau đó các dòng họ Bùi, Quách từ Bằng Phú và Cẩm Thủy đếm trú ngụ cùng sinh sống. Từ khi hình thành làng ( 1619 ) cho đền năm 1888 có tên là sách An Liêm, xã An Liêm. Từ năm 1889 được đặt tên là thôn Cự Lý thuộc tổng Cổ Biện, tổng Cổ Tế. Làng Cự Lý cư ngụ dựa theo sườn phía Tây dãy núi Thánh. Phía Bắc giáp Khe Sâu, xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy, Phía Nam giáp xóm Cổ Lăng, thôn Cổ Tế.

Làng Cổ Tế còn có các tên: Cổ Biện, sách Cổ Tế, xã Cổ Tế, thôn Cổ Tế. Phía Bắc giáp làng Cự Lý, Dương Giao, Phú Ổ, Cự Môn. Phía Đông giáp Đồng Trạch, sông Bưởi, xã Thành Hưng. Phía Nam giáp làng Còng, Xuân Áng. Phía tây giáp thành Đại La, Xuân Áng,  đồi Mỏ, đồi Thợi, xã Cẩm Long huyện Cẩm Thủy

Sổ Tục lệ Việc làng của thôn Cổ Tế ghi ngày 08 tháng 10 Khải định năm thứ ba ( 1918) ghi ký tự Nôm, có tên 320 xuất đinh.

Đến tháng 8 năm 1945, huyện Thạch Thành có 11 tổng. Trong đó tổng Cổ Tế gồm có 5 thôn,làng: Cổ Tế, Xuân Áng, Cẩm Bào, Yên Phong và Cự Lý. Thôn Cổ tế có 5xóm: Xóm Thượng ( xóm Ngược ) [ Sơ thảo lịch sử đảng bộ xã Thạch Long từ 1939-1945, ông Phạm Văn Khương viết ngày  25/7/1981], xóm Cổ Tiến, xóm Cổ Tân, xóm Cổ Long và xóm Cổ Độ.

Cuối năm 1945, 11 tổng trước đây của huyện Thạch Thành được chính quyền cách mạng Huyện Thạch Thành  đổi thành 11 xã. Tổng Cổ Tế được đổi thành xã Đồng Tâm, tổng Phú ổ được đổi thành xã Kiến Hưng.

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC